Sử dụng máy đo pH thế nào cho hiệu quả
Hiện nay máy đo độ pH hay bút đo pH là thiết bị đo nồng độ pH hiệu quả nhất. Thiết bị giúp người dùng xác định độ pH của môi trường nước một cách thuận tiện nhất với thời gian nhanh chóng và độ chính xác cao.Máy đo pH được sử dụng phổ biến rộng rãi hiện nay như trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp hay ngay cả trong nghiên cứu khoa học, lĩnh vực môi trường và các lĩnh vực khác. Máy có thang đo rộng, đo được các dạng mẫu khó hiển thị thông số chính xác, không thải bỏ các chất độc hại. Việc kiểm định máy có đạt chuẩn hay không cũng hết sức dễ dàng bằng cách dùng dung dịch chuẩn để hiệu chuẩn máy.
Bạn đã có những hiểu biết gì về máy đo pH rồi, hãy cùng tham khảo bài viết Sử dụng máy đo pH thế nào cho hiệu quả ngay sau đây nhé.
Cấu tạo cơ bản của máy đo pH
Máy đo pH là dụng cụ được sử dụng để đo độ axit và kiềm chất lỏng.thường cấu tạo gồm 2 phần: phần điện cực và phần đồng hồ điện để hiện thị giá trị mà phần điện cực đo được.Để đo ph của môi trường chất lỏng cần có điện cực tương ứng phù hợp mới có thể đo được giá trị pH.
Khi người dùng sử dụng máy đo pH đúng cách và hiệu chuẩn đúng phương pháp thì đồng hồ sẽ vận hành đúng thông số chính xác.
>>> Bài viết nên tham khảo: Lợi ích của việc sử dụng máy đo tiếng ồn
Có nên mua máy đo độ ồn tenmars?
Nguyên lý hoạt động của máy đo pH
Máy đo pH khi hoạt động sẽ cho về một giá trị về nồng độ axit hoặc tính kiềm của chất lỏng. Nguyên tắc hoạt động của máy đo PH đơn giản là để đo nồng độ của các ion hydro.Axit khi hòa tan trong nước tạo thành ion hydro H + ( tích điện dương). Khi nồng độ của các ion hydro càng lớn thì tính axit trong chất lỏng càng lớn.
Khi kiềm hoặc bazơ hòa tan trong nước tạo thành ion hydro OH- ( tích điện âm). Khi nồng dộ càng mạnh thì nồng độ các ion OH – càng cao.
Số lượng ion hydro hòa tan trong nước tại thời điểm đo xác định độ pH.
Giá trị đo pH cho biết tính chất của dung dịch. Ví dụ giá trị pH là 7 thì cho biết dung dịch vừa đo là một dung dung dịch trung hòa. Nước uống tinh khiết có giá trị pH là 7 thì an toàn. Còn nếu giá trị dưới 7 cho thấy dung dịch đó có tính axit ( chua), còn giá trị lớn hơn 7 thì sẽ cho thấy dung dịch đó có tính kiềm. Khi dung dịch có giá trị pH là 1 được tính là có tính axit cao và dung dịch khi có giá trị pH là 14 thì được tính là có tính kiềm cao.
Có những loại máy đo pH nào?
Dựa theo nhu cầu sử dụng, tính chất đo mà có 3 loại thiết bị đo pH thông dụng nhất.Máy đo pH để bàn: Được chuyên dùng trong phòng thí nghiệm có chức năng tự động bù nhiệt và tự động hiệu chuẩn và đo được nhiều thông số.
Máy đo pH cầm tay: Thiết kế nhỏ gọn giúp di chuyển dễ dàng và có thể thao tác một cách nhanh gọn linh hoạt trong mọi thao tác đo.
Bút đo độ pH: Có kích thước nhỏ gọn hơn cả máy đo cầm tay, sử dụng năng lượng pin sạc hoặc pin than đều được. Bên cạnh đó bút còn có khả năng nổi lên trên mặt nước, giúp người dùng yên tâm hơn khi sử dụng.
Trên đây là một số lưu ý để sử dụng máy đo pH, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm tại sieuthihaiminh.vn hoặc tìm hiểu các sản phẩm khác mà chúng tôi cung cấp như máy đo cường độ ánh sáng, máy băm cỏ, thiết bị đo độ ồn,…
Thông tin khác
- Bộ 3 nồi nấu phở cho quán ăn RẺ NHẤT
- Cách Chọn Lựa Máy In Date Chuẩn Xác Phù Hợp Nhất
- Sai Lầm Khi Vận Hành Máy Phun Sơn Người Dùng Hay Mắc Phải
- Khắc phục lỗi máy phun sơn mini với vài mẹo đơn giản
- Giá Sửa Chữa Máy Phát Điện Bị Ảnh Hưởng Bởi Yếu Tố Nào?
- Đột phá doanh số bằng máy in date tự động
- Bạn cần biết điều gì khi mua máy in date cầm tay giá rẻ
- Những điều bạn cần biết khi mua máy in date cầm tay
- Những điều bạn cần biết trước khi mua máy cắt plasma cầm tay
- Sự thật về máy in date tự động bạn cần phải biết