GIAO HÀNG MIỄN PHÍ
ÁP DỤNG TRONG NỘI THÀNH TP HCM
Nên làm gì khi độ mặn nuôi tôm xuống thấp?
Ngày đăng: 2019-01-29 11:54:36

Nhìn chung thì độ mặn thấp hay cao đều ảnh hưởng đến môi trường sống của các loại tôm. Mặc dù ở môi trường độ mặn thấp không gây ảnh hưởng nghiêm trọng lắm như độ mặn cao nhưng bạn cũng nên lưu ý kiểm tra với máy đo độ mặn của nước để tránh thiệt hại về tôm không đáng có.

Mua ngay máy đo độ mặn để kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm
Mua ngay máy đo độ mặn để kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm

Cập nhật những việc cần làm khi độ mặn nuôi tôm thấp

  1. Điều chỉnh độ mặn thích hợp

Độ mặn ở khu vực thả tôm giống thường có ngưỡng >20‰. Do đó, khi chọn mua tôm giống, cần giảm độ mặn ngay tại khu vực tôm giống, khoảng 3 giờ/lần và giảm mỗi lần không vượt 2‰. Tháng nuôi đầu tiên, tránh không để độ mặn thấp dưới ngưỡng 7‰ để không gây sốc cho tôm nuôi. Tháng nuôi sau đó, có thể bổ sung thêm nước ngọt giảm độ mặn khu nuôi nhưng không nên thấp hơn 5‰ nhằm tránh gây ra hiện tượng tôm còi, mềm vỏ và dễ bệnh chết.

Bạn cần dùng máy đo độ mặn nước để xác định nồng độ mặn ao nuôi và điều chình cho phù hợp nhất.

  1. Chú ý khi chọn tôm giống

Một điều quan trọng nữa là bạn cần chọn tôm giống thích hợp. Thường thì tôm thẻ chân trắng sẽ chịu mặn thấp tốt hơn so với tôm sú. Ngưỡng mặn thấp vẫn đảm bảo tôm thẻ chân trắng phát triển tốt, độ mặn từ 5-15%, tôm vẫn tăng trưởng tốt.

Dù độ mặn thấp nhưng tôm thẻ chân trắng có tốc độ sinh trưởng mạnh và nhanh, thời gian nuôi ngắn nên có thể nuôi thả mật độ cao. Độ mặn thấp vẫn có thể nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ dày từ 80-100con/m2.

Mua ngay máy đo độ mặn để kiểm soát độ mặn trong ao nuôi tôm

  1. Kiểm soát khí độc trong ao nuôi tôm

Việc làm không thể bỏ qua là bạn cần kiểm soát hiệu quả khí độc trong ao nuôi. Và những tháng kế tiếp, hàm lượng chất hữu cơ dư thừa cùng chất thải của tôm tăng cao khiến việc phân hủy sản sinh ra lượng khí độc lớn như khí H2S; khí NO2; khí NH3,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm nuôi. Thời điểm này, bà con cần làm sạch đáy ao và thay nước cho ao nuôi để tránh gây ô nhiễm, bổ sung vi sinh nhằm tiêu diệt khí độc, tránh gây hại cho tôm nuôi.

  1. Xem xét tảo và môi trường ao nuôi

Đa số tôm lột vỏ sẽ diễn ra không đồng đều khi độ mặn xuống thấp. Do vậy tôm mới lột vỏ đang mềm, yếu rất dễ bị tôm khác tấn công ăn thịt dẫn đến hao hụt một lượng tôm nuôi lớn. Nên bạn cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho ao nuôi tôm cùng men tiêu hóa để tôm dễ hấp thụ và tiêu hóa thức ăn tốt, tránh xảy ra hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau.

Bắt đầu ngay từ tháng thứ 2, khi dinh dưỡng ao nuôi tăng khiến tảo bùng phát, đặc biệt là tảo lam (tảo xanh) gây ra hiện tượng nước có màu xanh đậm hoặc váng nổi trên bề mặt ao. Bà con cần có biện pháp diệt tảo cũng như kiểm soát mật độ tảo hiệu quả bằng thay nước, thêm nước từ ao lắng và kiểm soát pH thấp vào sáng và cao vào chiều,…

Để đảm bảo chất lượng tôm thì trong suốt vụ nuôi, bạn cần thường xuyên đo độ mặn với khúc xạ kế đo độ mặn giúp độ mặn không xuống quá thấp, duy trì ngưỡng thích hợp cho tôm phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất và hiệu quả cao.

Bạn cần chọn cho mình những thiết bị đo độ mặn chuyên dụng chính hãng, chất lượng để đảm bảo kết quả chính xác. Từ đó có biện pháp xử lý điều chỉnh mặn kịp thời để không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm trong suốt quá trình nuôi. Để đặt mua máy đo độ mặn của nước, đất,… bạn hãy nhấn phím gọi số (028) 3510 6176 - 0902.787.139 - 0932.196.898 để được nhân viên Siêu thị Hải Minh tư vấn và báo giá chi tiết nhé!

-Liên-